Crom (Cr) là gì? Thành phần hóa học và ứng dụng ra sao?

Nếu bạn làm việc trong ngành vật liệu thép không gỉ, chắc hẳn bạn đã biết đến khả năng chống ăn mòn tuyệt vời của thép không gỉ là nhờ nguyên tố Crom trong thành phần phản ứng với Oxi tạo thành một lớp màng mỏng bao bọc bên ngoài bề mặt vật liệu giúp nó không bỉ ăn mòn & oxi hóa.

Vậy Crom là gì? Cùng Inox Nhập Khẩu tìm hiểu kỹ về kim loại Crom trong bài viết này nhé.

Crom là gì

Crom (Cr) là gì?

Theo wikipedia Crom (Tiếng anh: Chromium) còn được gọi là Crôm, có nguồn gốc từ khrōma, một từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là màu sắc, do khả năng tạo ra các hợp chất sinh động, đầy màu sắc, chẳng hạn như oxit crôm. Crom là nguyên tố phổ biến thứ 21 trong vỏ Trái Đất. Crom được khai thác dưới dạng quặng cromit (FeCr2O4). Gần một nửa quặng cromit trên thế giới được khai thác tại Nam Phi, bên cạnh đó Kazakhstan, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng là các khu vực sản xuất đáng kể.

Lịch sử kim loại Crom

– Kim loại Crom lần đầu tiên được phát hiện là vào thời vua Tần Thủy Hoàng, ước tính là hơn 2000 năm trước. Những thanh kiếm được bảo vệ bởi một lớp Crom sáng bóng nhằm tránh bị gỉ sét từ các tác nhân bên ngoài.

Năm 1761, Johann Gottlob Lehmann tìm ra khoáng chất Crocoit ở núi Ural. Tuy nhiên ông nhầm lẫn nó là hợp chất của chì nên đã đặt tên cho nó là chì đỏ Siberi.

Năm 1770, Petter Simon Pallas tiếp tục tìm ra tính chất nhuộm màu của chì đỏ Siberi.

Năm 1797-1798, Louis Nicolas Vauquelin đã tạo ra Crom đơn chất dù nó vẫn còn lẫn tạp chất trong đó. Về sau, với phương pháp nung ôxít, ông đã tách được Crom kim loại khỏi các thành phần kết tủa khác.

Năm 1845, Bunzen dùng phương pháp điện phân Crom Clorua đã điều chế được Crom tinh khiết lần đầu tiên.

– Kể từ thời gian đó, nó được xem là một thành phần hữu ích trong các hợp kim và được dùng trong các ngành công nghiệp nặng như cơ khí, luyện kim, hóa chất…

kim loai cr
Kim loại cr (ảnh minh họa)

Tính chất hóa học của Crom

Ký hiệu nguyên tử: Cr

Số nguyên tử: 24

Khối lượng nguyên tử: 51.996g / mol 1

Danh mục yếu tố: Kim loại chuyển tiếp

Mật độ: 7,19 g / cm 3 ở 20 ° C

Điểm nóng chảy: 3465 ° F (1907 ° C)

Điểm sôi: 4840 ° F (2671 ° C)

Độ cứng của Moh: 5.5

Tính chất vật lý của Cr

Crom là kim loại có màu xám ánh bạc trong khi hợp chất của nó thì có màu khác như lục, đỏ thẫm, vàng, cam.

Độ cứng cao, được xem là cứng nhất trong các kim loại.

Crom có nhiệt độ nóng chảy rất cao, là một kim loại nặng với khối lượng riêng 7,2g/cm3

>>> Tìm hiểu thêm: Thành phần inox gồm những gì?

Ứng dụng Crom trong ngành luyện kim.

Crom có tính khử và tính oxy hóa.

Nó tác dụng được với phi kim. Ở nhiệt độ môi trường Crom dễ dàng tạo thành một màng ôxít mỏng giúp bảo vệ bề mặt của kim loại. Chính nhờ màng ôxít này mà Crom có tính năng kháng nước.

Khi tác dụng với axít loãng Crom tạo ra muối và có thể khử được Hidro.

Crom được ứng dụng trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực của cuộc sống như:

  • Ngành luyện kim: Crom được dùng để tạo nên thép không gỉ, các sản phẩm cần mạ crom.
  • Ngành nhuộm: Crom và hợp chất muối Crom thường được sử dụng để nhuộm thủy tinh. Màu xanh giống như màu của lục bảo ngọc còn màu đỏ lại tương tự như hồng ngọc, vì thế, chúng thường được dùng để làm đồ trang trí, chai lọ, đồ trang sức (đá hồng ngọc tổng hợp). Kết hợp với Kali và Oxi, Crom trở thành hợp chất nhuộm màu vải vóc.
  • Ngành y tế: Hợp chất Crom (III) là hoạt chất cần thiết cho người cần giảm cân hoặc mắc bệnh mãn tính như tiểu đường.

>>> Tìm hiểu: Mặt bích inox là gì?

Những khái niệm về Crom là gì? cùng với các kiến thức về kim loại cr hi vọng sẽ giúp các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu nắm rõ những thông tin hữu ích.

Trả lời